Các loại tụ điện thông dụng được sử dụng nhiều hiện nay

Kể từ khi được phát triển và hình thành, các loại tụ điện thông dụng đã trở thành phát minh mang tính lịch sử đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành điện tử. Không chỉ bảo vệ hệ thống, mạch điện mà còn giúp nguồn điện được hoạt động ổn định.

1. Khái niệm về tụ điện:

Capacitor là loại linh kiện tạo bởi hai bề mặt dẫn điện có sự ngăn cách bởi điện môi Đây là loại linh kiện không thể thay thế trong các loại mạch truyền dẫn tín hiệu, mạch dao động, …

Khi xảy ra trường hợp chênh lệch điện thế, giữa hai bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng (trái dấu nhau). Sau đó ở hai bề mặt này sẽ tích trữ năng lượng điện trường và cho phép dòng điện xoay chiều đi qua.

Tụ điện được coi như một bình ắc quy thu nhỏ nhờ khả năng tích trữ năng lượng điện năng (trên thực tế cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của tụ điện và bình ắc quy là khác nhau).

các loại tụ điện thông dụng

Có 2 loại tụ điện là phân cực và không phân cực:

  • Tụ phân cực: đúng điện áp mới hoạt động được (điện thế cực dương > cực âm)

Fara là đơn vị của tụ điện: 1 F (Fara) = 10 – 6, MicroFara

Đơn vị đo lường của tụ điện là Fara

các loại tụ điện thông dụng

>>>Xem thêm: Tác dụng của tụ điện – Vì sao phải sử dụng vật liệu cách điện để bảo vệ tụ điện?

2. Cấu tạo của tụ điện

Cấu tạo cơ bản của một tụ điện gồm:

  • Hai dây dẫn điện (dạng tấm kim loại): được nối song song và ngăn cách bởi điện môi.

Dung dịch điện môi (dielectric): gọi là các chất không dẫn điện như giấy, gốm, mica, thủy tinh, màng nhựa… Vì là các chất không dẫn điện nên góp phần làm tăng khả năng tích trữ của tụ điện.

các loại tụ điện thông dụng

3. Các loại tụ điện thông dụng:

Tùy vào lớp cách điện bên trong mà các loại tụ điện thông dụng sẽ có nhiều tên gọi khác nhau.

  • Tụ đất (tụ gốm): các loại gốm được sử dụng như COG, Z5U, … và bao bọc một lớp vỏ ceramic, phía vỏ ngoài sẽ được bọc keo
  • Tụ gốm nhiều lớp: loại tụ có nhiều lớp cách điện bằng gốm, đáp ứng điện cao tần và cao áp hơn tụ gốm thông thường.
  • Tụ giấy: với các bản cực là nhôm hoặc thiếc và ngăn cách nhau bởi lớp giấy cách điện.
  • Tụ mica: Mylar, Polycarbonate, Polyester, Polystyrene và kết hợp với lớp điện môi mica nhân tạo.
  • Tụ bạc – mica: loại tụ điện mica có bản cực làm từ bạc, có điện dung từ vài pF đến nF, sử dụng cho các mạch cao tần.
  • Tụ hóa: là loại tụ điện hình trụ có phân cực âm (-), dương (+), có điện dung từ 0,47 µF đến 4700 µF.
  • Tụ xoay: dùng để thay đổi giá trị điện dung nhờ vào cấu trúc xoay.
  • Tụ nhôm: có giá trị điện dung từ 0,1µF đến 500.000µF, ưu điểm của tụ nhôm là loại tụ lưu trữ lớn nhất.

4. Ứng dụng của các loại tụ điện:

– Khả năng lưu trữ mà không tiêu hao điện năng là ứng dụng đầu tiên khi nhắc đến tụ điện.

– Dẫn điện như một điện trở, nhờ vào nguyên lí hoạt động và cho phép điện xoay chiều chạy qua giúp truyền tín hiệu khuếch đại nếu xảy ra chênh lệch điện thế.

– Loại bỏ được điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều.

Nhờ vào các loại tụ điện thông dụng mà khi đi dây dẫn trong các công trình, tòa nhà sẽ giải quyết được nhiều vấn đề bảo quản, an toàn cho các thiết bị điện. Công ty CP SX TM Toàn Phúc Electric đặt mục tiêu “uy tín, chất lượng là hàng đầu” đem đến cho khách hàng các sản phẩm chất lượng, luôn phấn đấu hoàn thiện để khẳng định thương hiệu Toàn Phúc trong thị trường trong nước và quốc tế.

[cms-block]

Bài viết Các loại tụ điện thông dụng được sử dụng nhiều hiện nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TOÀN PHÚC J.S.C.



source https://toanphucjsc.com/cac-loai-tu-dien-thong-dung-duoc-su-dung-nhieu-hien-nay/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Móc treo xà gồ trong xây dựng và những điều cần biết!

Tên gọi các loại ốc vít theo hình dạng và ứng dụng

Tìm hiểu cấu tạo và công dụng của máy biến áp