Vật liệu làm bu lông 8.8 có gì nổi trội
Có bao nhiêu loại bu lông, vật liệu làm bu lông 8.8, kí hiệu và quy trình sản xuất như thế nào… Theo thống kê từ các ngành kĩ thuật hiện tại bu lông hầu như xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ các công trình lớn như công trình giao thông, đường sắt cho tới các nhà dân dụng, nhà xưởng hay nhà thép, …
Tìm hiểu về bu lông 8.8
Bu lông 8.8 là loại bu lông có cấp bền cao. 8.8 nghĩa là giới hạn bền thấp nhất của bu lông là 800Mpa, tỉ số chảy – giới hiện bền của bu lông là 8/10, giới hạn chảy là 800 x 8/10 = 640 Mpa.
Các cấp độ bền thông dụng của bu lông là 4.6, 5.6, 8.8, 10.9, … và được chia ra làm 2 hệ ren là hệ inch và hệ mét. Ren hệ mét là loại chỉ tiêu được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Thông số kĩ thuật của loại bu lông sẽ được ghi ở các vị trí sau:
- Trên đỉnh đầu bu lông có 2 đến 3 kí tự, đây là biểu thị cấp bền bu lông. Được ghi dưới dạng XX.X, kí hiệu trước dấu chấm là chỉ độ kéo của bu lông (đơn vị là kgf/mm2). Kí hiệu sau dấu chấm là giá trị giữa độ bền kéo tối thiểu và giới hạn chảy (đơn vị là δch/δb).
- Ngoài ra phía đầu bu lông còn có các kí hiệu chữ cái in hoa (kí hiệu từ các nhà sản xuất).
- Các loại kí hiệu trên bu lông: K: giác bu lông – L: chiều dài – P: bước ren – d: đường kính.
- Với loại bu lông hệ mét thì cấp bền thông dụng từ 3.8 – 12.9. Cấp bền 8.8, 10.9 hay 12.9 được dùng nhiều trong các ngành cơ khí, công nghiệp chế tạo.
Tiêu chuẩn của bu lông 8.8
Bu lông 8.8 có độ bền lớn, chất lượng của bu lông phải cao để phục vụ tốt cho mọi hoạt động công trình. Một vài tiêu chí của bu lông 8.8 bao gồm:
- Vật liệu lựa chọn mang tính quan trọng trong quá trình sản xuất, phải là loại nguyên liệu dễ hàn, dập, rẻn để chịu được các lực tác động, chống chịu oxy hóa và mài mòn.
- Đa phần các loại bu lông sẽ được quy định theo một kích thước tiêu chuẩn để đảm bảo quá trình hoạt động của máy móc, vật tư được thuận tiện, trơn tru.
>>>Xem thêm: Tìm hiểu về thông số kĩ thuật và báo giá bu lông neo móng m20
Các đặc tính và quy trình sản xuất của bulong 8.8
Đặc tính vật liệu làm bu lông 8.8 được tuyển chọn từ thép hợp kim, pha chế giữa thép hợp kim nhôm và sắt. Bên cạnh đó đai ốc của bu lông cũng yêu cầu độ bền cho phù hợp.
- Qui trình sản xuất bu lông 8.8
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất là lựa chọn nguyên liệu đầu vào (thép hợp kim, thép cuộn, …).
Sau đó là đưa qua máy cắt theo từng kích thước đáp ứng tiêu chuẩn của các loại bu lông (đường kính, chiều dài, ren).
Vận chuyển các đoạn thép theo dây chuyền qua máy tạo đầu bu lông (với loại bu lông 8.8 sẽ có hình bát giác), sau khi đã tạo phần đầu bu lông tiếp đến bu lông được vận chuyển qua máy tiện ren.
Bước quan trọng quyết định đến độ bền của bu lông là luyện nhiệt.
Xử lí bề mặt bu lông bằng cách phủ lớp dầu nhờn giúp cho bu lông tránh bị oxi hóa.
Ứng dụng của bu lông 8.8
Ứng dụng của bu lông 8.8 dùng nhiều trong ngành chế tạo cơ khí, máy móc công nghiệp, cầu đường, xây dựng, …
Nhờ vào độ chắc chắn và chịu lực tác động cao nên bu lông 8.8 còn dùng trong các công trình yêu cầu độ an toàn cao. Vì sao phải sử dụng bu lông 8.8 vì với bu lông thông dụng sẽ gây ra biến dạng, trượt, gãy bu lông, …làm cho vật tư bị lệch hoặc tách rời gây nguy hiểm lao động.
Tại Toàn Phúc J.S.C luôn lựa chọn kĩ càng vật liệu làm bu lông 8.8 vì Toàn Phúc hiểu rõ tầm quan trọng của bu lông chịu lực trong các công trình lớn. Tự hào là nhà phân phối, kinh doanh sản xuất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng vật tư xây dựng. Đội ngũ nhân lực từng tham gia tư vấn cho nhiều dự án, sẵn sàng hỗ trợ giải đáp, đưa ra hướng xử lí cho khách hàng.
[cms-block]
Bài viết Vật liệu làm bu lông 8.8 có gì nổi trội đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TOÀN PHÚC J.S.C.
source https://toanphucjsc.com/vat-lieu-lam-bu-long-8-8-co-gi-noi-troi/
Nhận xét
Đăng nhận xét