Đặc tính sản phẩm bu lông neo móng và những lưu ý khi thi công
Bu lông neo móng hay bu lông móng còn được gọi là bu lông móng cẩu tháp, bu lông neo chân cột, bu lông móng trụ đèn. Được ứng dụng phổ biến trong xây dựng nhà xưởng, thi công nhà thép tiền chế, giúp siết chặt và cố định kết cấu thép vào bê tông, vì thế còn được ứng dụng trong thi công cầu đường, cột đèn chiếu sáng, các trạm biến áp, hệ thống điện và nhà máy năng lượng điện mặt trời. Mang tính ứng dụng cao và được sử dụng với số lượng nhiều nên sản phẩm bu lông neo móng đòi hỏi phải đạt chuẩn độ siết, không bị gỉ sét ăn mòn để đảm bảo an toàn, cùng tìm hiểu những đặc tính của bu lông móng để rút ra những lưu ý nhằm đem lại biện pháp thi công an toàn cũng như lựa chọn nơi cung cấp vật tư uy tín nhất.
Đặc tính sản phẩm bu lông neo móng
Cấu tạo : Gồm thân thép tròn trơn được tiện ren một đoạn, sử dụng cùng đai ốc và long đền tròn (tuỳ dự án có thể sử dụng long đền vuông hoặc tấm bản mã riêng).
Vật liệu chế tạo: Thép hợp kim, thép carbon, thép không gỉ inox
Kích thước bulong neo:
- Đường kính bulong móng từ: M12, M14, M16, M18, M20, M22, M24, M27, M30, M33, M36, M39, M42, M45, M48, M52, M56, M60, M64, M72, M100
- Tổng chiều dài thân bu lông neo: từ 200mm -> 4000mm
- Chiều dài tiện ren: 30mm -> 400mm
Bề mặt được hàn đen, mạ kẽm nhúng nóng hoặc mạ kẽm điện phân (xi trắng)
Cường độ : Grade 3.6, 4.6, 5.6, 6.6, 8.8
Tiêu chuẩn bu lông neo: DIN, ASTM, JIS, TCVN
Đa dạng bu lông neo móng cho mọi công trình như bulong neo mắt, bulong neo móc, bulong chữ J, I, L, U,…thông dụng nhất là bulong thẳng, bulong neo J và bulong neo L.
Những điểm lưu ý tại các vị trí thi công sản phẩm bu lông neo móng
Khảo sát vị trí và cao độ bulong neo trước khi lắp đặt kết cấu thép.
Phải thiết lập sẵn các mốc cao độ dựa theo cao độ thiết kế yêu cầu.
Cần kiểm định chính xác các thiết bị khảo sát.
Cường độ bê tông móng nên đạt ít nhất 70% cường độ thiết kế.
Trong quá trình từ lúc đặt cho đến khi đổ bê tông thì bulong neo phải ở phương đứng, chống dịch chuyển vị trí theo phương dọc, phương ngang.
>>>Xem thêm: Đôi nét đặc tính của vít đuôi cá – Mua ở đâu để yên tâm sử dụng?
Cách định vị và lắp đặt bulong neo chân cột.
Bước 1: Dùng thép tròn D8 hoặc D10 để dưỡng bulong, cố định tạm các bu lông neo trong cụm, cụm bu lông với thép chủ trong cột, dầm.
Bước 2: Dựa vào bản vẽ thiết kế lắp dựng, định vị và kiểm tra cốt, tim trong mỗi cụm và các cụm với nhau nhằm giữ cho bu lông cố định, không bị xê dịch trong khi đổ bê tông (có thể dùng thêm chấm hàn hoặc bản mã để định vị). Sử dụng máy thuỷ bình, máy kinh vỹ hoặc máy toàn đạc điện tử đã được kiểm định để thực hiện đo đạc.
Bước 3: Kiểm tra chiều nhô cao của bu lông móng chân cột lên (+/-0.00m) trong bản vẽ thiết kế so với cốt ( thường khoảng 100mm).
Bước 4: Bu lông móc phải đặt vuông góc với mặt phẳng chịu lực lý thuyết thiết kế
Bước 5: Sau khi căn chỉnh xong, cố định chắc chắn các cụm bulong neo với ván khuôn, nền, thép chủ, nhằm đảm bảo bu lông không bị xê dịch vị trí trong suốt quá trình đổ bê tông.
Bước 6: Bọc bảo vệ lớp ren bulong móng cột bằng nilong sau khi lắp dựng xong để tránh bị hỏng ren khi đổ bê tông.
Bước 7: Lập bảng nghiệm thu, kiểm tra mặt bằng tim, cốt bu lông móng trụ đèn đã lắp dựng.
Đặc điểm sản phẩm bu lông neo móng được cung cấp bởi Toàn Phúc JSC
Đến với sản phẩm M&E Toàn Phúc JSC bạn sẽ yên tâm hơn trong quá trình sử dụng bởi đây là đơn vị cung cấp các vật tư xây dựng, được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn trong nhiều năm liền. Đảm bảo đem đến các sản phẩm đạt tiêu chí
- Nguyên vật liệu thép được kiểm tra cẩn thận trước khi gia công và số lượng đủ lớn để sản xuất theo yêu cầu khách hàng đặt.
- Máy móc vận hành hiện đại nhập từ Đài Loan & Thái Lan
- Sản phẩm được kiểm nghiệm nghiêm ngặt trước khi giao tới công trình, đảm bảo đạt chuẩn an toàn và tính thẩm mỹ với lớp mạ đẹp mắt.
[cms-block]
Bài viết Đặc tính sản phẩm bu lông neo móng và những lưu ý khi thi công đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TOÀN PHÚC J.S.C.
source https://toanphucjsc.com/dac-tinh-san-pham-bu-long-neo-mong/
Nhận xét
Đăng nhận xét