Tải trọng của bu lông là như thế nào? giải đáp thắc mắc tải trọng bu lông
Tải trọng của bu lông sẽ không có gì xa lạ nếu bạn là một kỹ sư cơ khí. Nhưng đối với người sử dụng, không ít người còn khá rối với cụm từ chuyên ngành này. Sau đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết nhất về tải trọng của bu lông cũng như những thông tin quan trọng khác đi kèm.
Khái niệm chi tiết về tải trọng của bu lông
- Tải trọng là một lực ở bên ngoài đang tác động lên một vật thể để xem sức chịu cơ học của vật thể đó như thế nào. Ví dụ dễ hiểu như sau: Một chiếc xe được thiết kế và sản xuất tổng nặng 10 tấn. Được yêu cầu chở 7 tấn hàng. Vậy kết luận rằng tải trọng là 7 tấn hàng, trọng tải của xe là 10 tấn.
- Bu lông tên tiếng anh là Bolt hay ta thường gọi là bu-loong, bulong đều đúng. Đây là một sản phẩm được sản xuất trong ngành cơ khí. Dùng để lắp ghép, kết nối các chi tiết rời thành một khối liên kết hoàn thiện và vững chắc.
- Sau khi khối liên kết đã hoàn thiện có một trọng lượng tác động lên bu lông. Nếu lực này nằm trong giới hạn cho phép bu lông sẽ được bảo toàn. Ngược lại nếu lực vượt quá trọng tải cho phép bu lông sẽ cong hoặc lệch các vòng ren lực này gọi là tải trọng của bu lông.
Xem thêm: Quy trình tạo ra thanh tyren nhúng nóng tại Toàn Phúc JSC
Ứng dụng của bu lông
Như chúng ta đã nói trên bu lông dùng để liên kết, ghép nối các chi tiết rời thành một khối thống nhất chắc chắn. Vì mang tính đa dụng nên loại thiết bị này được sử dụng trong rất nhiều ngành khác nhau.
- Trong cơ khí, bu lông được dùng để lắp ráp và chế tạo các loại máy móc công và nông nghiệp hiện đại.
- Trong xây dựng, bu lông được ứng dụng trong các công trình dân dụng, nhà xưởng, nhà máy, những công trình dùng kết cấu thép. Dùng để lắp ghép các cốp pha, giàn giáo nêm, bán khuôn…
- Dùng trong lĩnh vực công nghệ điện tử lắp ráp máy tính, điện thoại…
- Sử dụng trong các công trình giao thông như xây cầu, làm đường sắt…
- Ứng dụng bu lông trong ngành gỗ để lắp ráp bàn ghế, tủ giường, cửa, cầu thang…
- Bu lông là thiết bị hỗ trợ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trở nên thuận tiện hơn: giàn phơi quần áo, tủ để sách, kệ để giày…
Các loại bu lông phổ biến trên thị trường hiện nay
Thị trường hiện tại dựa vào nhiều yếu tố để phân loại bu lông, sau đây chúng tôi và bạn sẽ đi vào chi tiết:
- Phân loại theo nguyên vật liệu chế tạo bu lông. Hiện nay được chia thành 3 nhóm nguyên liệu chính:
1: Được sản xuất từ thép hợp kim và thép cacbon thường.
2: Từ thép không gỉ
3: Là loại bu lông được làm từ hợp kim màu, kim loại màu.
- Phân loại theo cách chống những tác nhân từ môi trường: bu lông mạ kém, bu lông mạ đen, bu lông được làm từ thép cacbon… để chống gỉ.
- Loại bu lông được sản xuất với trình độ kỹ thuật và mức độ chính xác: Bu lông siêu tinh, bu lông tinh, bu lông nửa tinh, bu lông thô.
- Phân loại theo mục đích sử dụng là bu lông liên kết và bu lông kết cấu.
- Loại bu lông được phân theo nhóm ứng dụng: cơ khí, xây dựng, tầu cảng biển,…
Từ khái niệm củ thể cũng như những thông tin trên, chúng ta hy vọng bạn đã nắm được thế nào là tải trọng của bu lông. Điều này sẽ mang lại giá trị cho bạn trong quá trình tìm hiểu và sử dụng loại bu lông bạn mong muốn.
CÔNG TY CP SX TM TOÀN PHÚC đang là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu với các sản phẩm vật tư M&E. Với mục tiêu lấy chất lượng hàng đầu, sự hài lòng của khách hàng làm nền tảng cho sự phát triển. Liên hệ để chúng tôi có cơ hội mang mang giá trị tốt nhất đến cho bạn.
[cms-block]
Bài viết Tải trọng của bu lông là như thế nào? giải đáp thắc mắc tải trọng bu lông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TOÀN PHÚC J.S.C.
source https://toanphucjsc.com/tai-trong-cua-bu-long-la-nhu-the-nao/
Nhận xét
Đăng nhận xét