Khả năng chịu lực của bu lông nở và các thông số kỹ thuật cần chú ý

Khi lựa chọn bất cứ một vật tư xây dựng nào bạn sẽ luôn có những đề xuất phù hợp cho nhu cầu của tính chất công trình đó. Bu lông nở là một vật tư được đưa vào sử dụng rất nhiều để chịu tải lực tuy nhiên để đáp ứng được đúng mục đích bạn cần chú ý khả năng chịu lực của bu lông nở, đường kính, độ dài của nó. Những thông tin hữu ích này sẽ được Toàn Phúc liệt kê ngay trong bài viết sau.

Bu lông nở là gì?

Bu lông nở còn được mọi người hay gọi bằng tên tắc kê nở, nó là một chi tiết có chức năng tạo sự liên kết trong các kết cấu của bê tông, khả năng chịu lực của bu lông nở khá cao, được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực thi công xây dựng.

Khác với các loại bu lông thông thường  nó có thêm một lớp áo, là bộ phận có thể giãn nở, chính chi tiết này giúp bu lông nở có khả năng tạo ra sự liên kết cao nhất trong ứng dụng. Một bộ tắc kê nở sẽ gồm có 1 bu lông, 1 áo nở, 1 lông đền phẳng, 1 lông đền vênh và 1 đến 2 con tán.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bu lông được chế tạo từ nhiều vật liệu khác nhau như inox 304, inox 201, thép mạ kẽm do đó khả năng chịu lực của bu lông nở cũng thay đổi.

Khả năng chịu lực của bu lông nở và các thông số cần lưu ý

Khi nhắc đến bu lông nở bạn nên lưu ý các thông số kỹ thuật như sau để lựa chọn được cho mình loại phù hợp nhất, đảm bảo đúng với mục đích sử dụng ban đầu.

  • Cấp bền ( khả năng chịu lực của bu lông nở) : Bu lông nở có 2 loại là bu lông cấp bền thường và bu lông cấp bền cao. Khả năng chịu lực của bu lông nở thường là 4.6, giới hạn bền nhỏ nhất là 400Mpa, giới hạn chảy nhỏ nhất là 360 Mpa

Khả năng chịu lực của bu lông cấp bền cao là 8.8, giới hạn bền nhỏ nhất là 800Mpa, giới hạn chảy nhỏ nhất là 640 Mpa

  • Kích thước đường kính: đường kính phổ biến hiện nay là bu lông nở m10, m12, m14, m16, m18 và m20.
  •     Kích thước chiều dài bu lông: do đòi hỏi sự linh hoạt nên kích thước chiều dài dao động khá đa dạng từ 6cm đến 20cm.

Khả năng chịu lực của bu lông nở và các thông số kỹ thuật cần chú ý

Các loại bu lông nở trên thị trường

Trên thị trường đang có 3 mẫu bu lông nở với đặc điểm và cấu tạo khác nhau.

  • Bu lông nở có áo: phần áo bu lông có khả năng giãn nở tạo khả năng liên kết ổn định, vững chắc, tăng độ bền kéo dài thời gian sử dụng cho thân bu lông. Chúng được sử dụng tại các công trình đòi hỏi liên kết chắc chắn, khả năng kết nối giữa bề mặt bê tông và vật liệu cao.
  • Bu lông nở không áo: thiết kế nhỏ gọn không có phần áo thép mỏng bên ngoài. Tuy nhiên nó vẫn đảm bảo chắc chắn, liên kết bền chặt với mặt bê tông. Nhưng độ bền sử dụng sẽ thấp hơn so với loại có áo.
  • Bu lông nở đinh: thiết kế phần đầu nở đinh nhọn, dùng búa có thể dễ dàng đóng vào bề mặt cần kết nối.

Với mỗi loại thiết kế như vậy thì sức chịu lực của bu lông nở cũng khác nhau, bạn nên tính toán sử dụng sao cho tiện lợi và phù hợp nhất với tính chất của công trình.

Khả năng chịu lực của bu lông nở và các thông số kỹ thuật cần chú ý

Xem thêm: Con tán là gì? Lông đền là gì? Chúng có tác dụng ra sao?

Hiện tại Toàn Phúc đang là đơn vị sản xuất và cung cấp nhiều mẫu bu lông nở có độ bền, kích thước đa dạng đáp ứng hầu hết tất cả mọi mong muốn của công trình với mức giá cạnh tranh. Nếu bạn cần thông tin chính xác nhất về các loại mẫu mã, giá cung cấp bu lông nở và nhiều vật tư về M&E khác hãy gọi ngay đến cho Toàn Phúc theo thông tin sau.

[cms-block]

Bài viết Khả năng chịu lực của bu lông nở và các thông số kỹ thuật cần chú ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TOÀN PHÚC J.S.C.



source https://toanphucjsc.com/kha-nang-chiu-luc-cua-bu-long-no-va-cac-thong-so-ky-thuat-can-chu-y/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Móc treo xà gồ trong xây dựng và những điều cần biết!

Tên gọi các loại ốc vít theo hình dạng và ứng dụng

Tìm hiểu cấu tạo và công dụng của máy biến áp