Bu lông đầu dù – Sản phẩm chủ đạo trong các ngành công nghiệp sản xuất
Bu lông tuy có cấu tạo đơn giản nhưng lại đem đến nhiều ứng dụng cho cuộc sống mà chúng ta ít khi nhận ra. Cho đến hiện tại bu lông đầu dù dần chiếm được vị trí quan trọng và là một trong những sản phẩm chủ đạo được khách hàng lựa chọn.
Công dụng của bu lông trong hoạt động sản xuất
Bu lông không có nhiều điểm khác biệt đối với các bu lông thông dụng. Điều khác biệt của loại bu lông này là phần đầu mũ dạng nấm, hay hình dù nên được gọi là bu lông đầu dù. Công dụng của loại bu lông này dùng để lắp, siết vào các chi tiết kết cấu vật liệu và được sử dụng nhiều trong hoạt động sản xuất.
Cấu tạo của bu lông đầu dù
Bu lông có 2 phần cơ bản đó là phần thân và phần mũ bu lông:
Phần thân bu lông đầu dù
Thân bu lông có dạng trụ tròn, thân được tiện ren (có thể là ren lửng hoặc ren suốt tùy theo mục đích lắp siết). Ren được tiện trên thân theo hai tiêu chuẩn cơ bản đó là hệ inch và hệ mét. Bu lông đầu dù hệ ren được sử dụng đa số tại thị trường Việt Nam.
Phần mũ bu lông
Mũ bu lông mang dạng nấm hay còn gọi là dạng dù, trên đầu mũ có phần lục giác nằm sâu vào trong mũ để lắp siết, mũ bu lông còn được dập rãnh – hoặc + để phù hợp với tua vít dẹp, tua vít pake.
Có 1 trường hợp đặc biệt là mũ bu lông không được dập lục giác hay rãnh, mà trơn láng hoàn toàn, trường hợp này thì cấu tạo của bu lông sẽ có phần cổ vuông để hỗ trợ quá trình siết được chắc chắn, không bị xê dịch, xoay khi siết.
Các loại bu lông dạng đầu dù dành cho bạn
Mỗi sản phẩm bu lông đầu dù đều mang những tiêu chuẩn, hình dáng và cấu tạo khác nhau. Về cơ bản các loại bu lông đầu dù đều phục vụ cho quá trình lắp siết, sửa chữa như:
– Bu lông inox dạng vít là dạng phổ thông được đa số mọi người sử dụng, trên mũ bu lông có hình dạng dấu – hoặc + để siết chặt bằng tua vít.
– Bu lông inox lục giác, lục lăng.
– Bu lông inox đầu dù cổ vuông dùng trong các công việc thi công hệ thống điện, máng cáp, đường ống, đường dây.
Vật liệu chế tác bu lông được lựa chọn từ thép không gỉ, một vài mác thép thông dụng như:
– Inox 304
Đây là loại mác thép sử dụng phổ biến nhờ khả năng chịu lực lớn, cấp bền tối thiểu là 6.6, 8.8. Khả năng chống ăn mòn của Inox 304 cũng được đánh giá cao vì được kiểm chứng trong điều kiện thời tiết ngoài trời khắc nghiệt. Ngoài ra Inox 304 còn đem lại tính thẩm mỹ cao nhờ bề mặt sáng bóng, nhẵn mịn.
– Inox 201
Khả năng chịu lực của Inox 201 tương đối thấp hơn Inox 304, khả năng ăn mòn hạn chế, nên sử dụng ở những khu vực khô ráo, ít chịu tác động của các chất hóa học.
– Inox 316
Inox 316 có độ chịu lực cao và được đánh giá là mác thép cao cấp nhất trong 3 loại Inox. Khả năng chống ăn mòn vượt trội, sản phẩm từ Inox 316 dễ dàng làm việc trong khu vực nhiều hóa chất, tiếp xúc thường xuyên với khu vực ẩm ướt, dưới biển. Vì vậy mà Inox 316 được dùng cho các vật liệu đòi hỏi khả năng chống ăn mòn khắt khe.
Xem thêm: Bu lông dùng để làm gì? Những ứng dụng bu lông đem lại
Giá thành của bu lông dành cho bạn
Giá thành bu lông đầu dù phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vật liệu, quy cách sản phẩm, số lượng sản phẩm, chủng loại, …Vì vậy mà quý khách hàng vui lòng liên hệ với Toàn Phúc J.S.C để nhận được báo giá chi tiết, cạnh tranh.
Toàn Phúc J.S.C là đơn vị cung cấp, sản xuất nhiều mẫu bu lông nở, … cũng như những sản phẩm ME có độ bền, thông số và kích thước đa dạng, phù hợp với hầu hết các loại công trình. Quý khách hàng cần thông tin chính xác về giá cả, mẫu mã chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp với Toàn Phúc J.S.C để nhận được tư vấn cụ thể và được hưởng các chính sách hậu mãi hấp dẫn.
[cms-block]
Bài viết Bu lông đầu dù – Sản phẩm chủ đạo trong các ngành công nghiệp sản xuất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TOÀN PHÚC J.S.C.
source https://toanphucjsc.com/bu-long-dau-du-san-pham-chu-dao-trong-cac-nganh-cong-nghiep/
Nhận xét
Đăng nhận xét