Bu lông cấp độ bền 8.8 có ảnh hưởng gì?
Có bao nhiêu loại bu lông trên thị trường vật liệu, bu lông cấp độ bền 8.8 có gì đặc biệt, quy trình sản xuất bu lông như thế nào? … Bu lông gần như xuất hiện ở khắp mọi nơi từ ngành kỹ thuật hiện đại, cho đến các công trình giao thông trọng điểm, nhà xưởng hay nhà dân dụng đều có sự góp mặt của loại vật liệu này.
Tìm hiểu về thông số kỹ thuật của bu lông cấp độ bền 8.8
Bu lông cấp độ bền 8.8 được định nghĩa dựa trên giới hạn bền, giới hạn chảy của bu lông. Cấp độ bền 8.8 là loại cấp bền cao được dùng nhiều trong các ngành cơ khí, chế tạo vì có giới hạn bền lên đến 800Mpa, giới hạn chảy là 640Mpa.
Ngoài ra còn có các cấp độ bu lông thông dụng hơn như 4.6, 5.6, 8.8, 10.9, … Có 2 hệ bu lông được sử dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam đó là hệ inch và mét. Trong vô vàn các loại bu lông, làm sao nhận biết được loại bu lông phù hợp? Chính là dựa vào thông số kỹ thuật được in ở các vị trí sau:
– Phần đỉnh đầu bu lông:
Kí tự được ghi trên đỉnh đầu sẽ biểu thị cấp bền bu lông (kí tự được ghi dưới dạng XX.X).
Cách đọc kí hiệu được quy ước như sau: kí hiệu trước dấu chấm sẽ là độ kéo bu lông có đơn vị tính là kgf/mm2, sau dấu chấm là độ bền tối thiểu và giới hạn chảy của bu lông có đơn vị tính là δch/δb.
Bên cạnh số kí hiệu còn có chữ cái in hoa được nhà sản xuất in trên đỉnh đầu bu lông.
Các loại ký hiệu bu lông thông dụng:
- Giác bu lông: K
- Chiều dài bu lông: L
- Bước ren bu lông: P
- Đường kính bu lông: d
Tiêu chuẩn của bu lông cấp độ bền 8.8
Vì bu lông cấp độ bền 8.8 mang đặc tính bền cao, nên quy trình sản xuất phải đạt chất lượng để đáp ứng mọi tiêu chí hoạt động của công trình. Các tiêu chí đặt ra bao gồm:
- Vật liệu chế tạo: Lựa chọn vật liệu là bước quan trọng khi sản xuất, vật liệu tạo nên bu lông 8.8 phải chịu được tác động, oxy hóa, mài mòn nhưng phải dễ rèn, dập hàn.
- Các loại bu lông đều được quy định trong một bảng kích thước tiêu chuẩn. Nguyên nhân là để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của máy móc, vật tư khi hoạt động.
Quy trình sản xuất bu lông cấp độ bền 8.8
Nguyên liệu đầu vào khi lựa chọn sản xuất bu lông cấp độ bền 8.8 là thép (các loại thép hợp kim, thép cuộn, …).
Sau khi trải qua quá trình lựa chọn, thép sẽ được đưa vào máy cắt theo kích thước bu lông tiêu chuẩn (bao gồm chiều dài, bước ren, đường kính bu lông).
Bu lông 8.8 sẽ mang hình dạng bát giác vì vậy mà cần phải tạo hình phần đầu bu lông trước khi được vận chuyển theo dây chuyền đến máy tiện ren.
Luyện nhiệt là bước thực hiện tiếp theo quyết định đến độ bền của bu lông.
Cuối cùng chính là xử lý bề mặt, phương pháp này được thực hiện bằng cách phủ lớp dầu nhờn nhằm phòng tránh quá trình oxi hóa bu lông.
Ứng dụng của bu lông cấp độ bền 8.8
Bên cạnh các ngành chế tạo cơ khí, cầu đường, máy móc xây dựng, … thì ứng dụng của bu lông cấp độ bền 8.8 còn dùng trong nhiều công trình đòi hỏi yêu cầu an toàn cao. Lựa chọn bu lông 8.8 vì có độ chịu lực và độ chắc chắn lớn, nếu chỉ dùng bu lông thông thường sẽ dễ xuất hiện các tình trạng trượt, gãy, biến dạng bu lông, … gây nguy hiểm an toàn lao động, lệch vật tư, tách rời mối nối, liên kết, …
Xem thêm: Đặc điểm – Tính chất của kẹp cáp nhôm 3 bu lông
Tự hào là nhà phân phối, nhập khẩu, sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực cung ứng vật tư, Toàn Phúc J.S.C luôn hướng tới độ hài lòng và chất lượng làm nền tảng để phát triển. Toàn Phúc J.S.C hiểu rõ tầm quan trọng của bu lông 8.8 nên luôn lựa chọn kĩ càng, kiểm tra kiểm định nghiêm ngặt trước khi giao đến công trình khách hàng. Đội ngũ kỹ sư, nhân lực tại Toàn Phúc J.S.C luôn tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ, tay nghề, sẵn sàng hỗ trợ xử lí, giải đáp các yêu cầu của khách hàng.
[cms-block]Bài viết Bu lông cấp độ bền 8.8 có ảnh hưởng gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TOÀN PHÚC J.S.C.
source https://toanphucjsc.com/bu-long-cap-do-ben-8-8-co-anh-huong-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét