Hướng dẫn phân biệt thép hình chữ U và thép hình chữ C
Thép là vật liệu xây dựng có những ưu điểm vượt trội cả về độ bền lẫn tính ứng dụng cao phù hợp với mọi đặc thù trong các công trình xây dựng. Vậy thép hình chữ U và thép hình chữ C khác nhau như thế nào cùng Toàn Phúc tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Thép hình chữ U là gì và đặc điểm nổi bật của loại thép này
Thép hình U là loại thép có diện tích mặt cắt hình chữ U được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, phần lưng thẳng được gọi là thân và 2 phần kéo dài ở 2 cánh trên và tạo nên hình dạng giống chữ U trong bảng chữ cái tiếng Việt. Thép được chia thành 6 kích thước chính và được đo theo tiêu chuẩn mm: h, b, d, t, R, r. Với từng loại kích thước sẽ tương ứng với từng khối lượng khác nhau (kg/m). Có các loại thép U trên thị trường như: U300, U250, U200, U120, U100, U80, U65, U50,…
Kích thước tiêu chuẩn của thép hình U dài 12m và được sản xuất dựa theo các tiêu chuẩn cao về chất lượng như JIS, BS 4449, TCNV 1651-58, G3101,… Thép hình U đảm bảo các đặc tính kỹ thuật nổi bật như độ cứng, khả năng chịu lực cao, nhờ đó chịu được những va chạm, rung lắc mạnh, phù hợp và đáp ứng các tiêu chí gắt gao trong lĩnh vực xây dựng, cơ khí công nghiệp.
Tính ứng dụng của thép hình U
Thép hình chữ U mang tính ứng dụng cao được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, bên cạnh đó còn dùng làm khung sườn xe tải, khung container, hỗ trợ công nghiệp đóng tàu, làm khung cầu đường, nâng vận chuyển máy móc,… Thép hình U phát huy các ưu điểm một cách tối ưu trong các công trình xây dựng như nhà thép tiền chế, nhà xưởng, cầu đường và cơ khí chế tạo.
Các công trình có quy mô lớn đòi hỏi sức bền và kết cấu tốt thì không thể thiếu vật liệu thép và đặc biệt là thép hình chữ U này. Hình dạng thép chữ U còn giúp tạo thêm độ cứng và tải lực cả về chiều dọc lẫn chiều ngang nên dễ dàng trong việc cắt, hàn hay tạo hình tính toán các thiết kế sao cho phù hợp và tiết kiệm nhất.
Xem thêm: Thép hình I phổ biến nhất hiện nay có tính ứng dụng cao
Phân biệt thép hình chữ U và thép hình chữ C
Thép hình chữ C được sản xuất khác với thép chữ U bởi thép cán nguội của bề mặt mạ kẽm, độ phủ kẽm Z120-275g/m2 có mặt cắt giống chữ C, tiêu chuẩn sản xuất JIS G3302, ASTM A653/A653M. Thép chữ U dùng trong môi trường đặc biệt hơn là môi trường hóa chất và nhiệt độ cao, thích hợp với các công trình lớn để giảm áp lực rung lắc, va đập từ yếu tố bên ngoài. Còn thép chữ C chủ yếu sử dụng cho nhà công nghiệp, nhà xưởng, đòn tay, dụng cụ công nghiệp.
Hi vọng các thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn hiểu hơn về tiêu chuẩn, đặc tính và tính ứng dụng của thép hình U, đồng thời hiểu hơn về sự khác nhau của thép chữ U và thép chữ C để lựa chọn được nguyên vật liệu phù hợp với nhu cầu của từng dự án, công trình. Bên cạnh đó để chọn được thép chất lượng và uy tín với giá thành hợp lý, bạn hãy liên hệ với Toàn Phúc JSC để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
[cms-block]Bài viết Hướng dẫn phân biệt thép hình chữ U và thép hình chữ C đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TOÀN PHÚC J.S.C.
source https://toanphucjsc.com/huong-dan-phan-biet-thep-hinh-chu-u-va-thep-hinh-chu-c/
Nhận xét
Đăng nhận xét