Bộ Bu Lông là gì ? Cấu tạo, phân loại và các tiêu chuẩn Bu Lông

Ngày nay ngành xây dựng tại các nước trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ trong đó có cả Việt Nam. Từ đầu năm 2010 đến bây giờ được xem là năm lên ngôi của ngành, trong đó Việt Nam nằm trong top các nước có tốc độ phát triển về mảng này nhanh nhất khu vực. Bộ bu lông là bộ phận không thể thiếu trong các công trình xây dựng đặc biệt là các công trình nhà máy , công nghiệp, thiết bị máy móc.

Bộ bu lông là gì ?

Đây là một sản phẩm của ngành cơ khí được sử dụng để lắp ráp và liên kết các bộ phận đơn lẻ để tạo thành một khối thống nhất. Sản phẩm này có dạng hình trụ , một đầu có mũ hình vuông, hình lục giác hay hình tròn,.. đầu còn lại có ren để vằn vừa với đai ốc.

Mối lắp ghép bằng sản phẩm này và đai ốc chịu được kéo và uốn rất tốt độ bền gần như đạt mức tốt nhất, linh hoạt ổn định trong một khoảng thời gian dài. Việc tháo lắp và điều chỉnh các mối bằng bộ bu lông rất đơn giản , tiện lợi và nhanh chóng không đòi hỏi bất kì công nghệ phức tạp nào. Nguyên lí làm việc của bộ bu lông rất đơn giản , để giúp cố định các chi tiết lại với nhau. Nó sẽ dựa vào sức ma sát giữa các vòng ren giữa đai ốc và bu lông.

Sản phẩm này được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều trong các ngành chế tạo cơ khí, các công trình xây dựng,… ở khắp nơi trên thế giới

Bộ Bu Lông là gì ? Cấu tạo , phân loại và các tiêu chuẩn Bu Lông

Chất liệu của làm ra sản phẩm 

Thép là loại vật liệu phổ biến nhất để chế tạo và sản xuất. Bộ bu lông được chế tạo từ các loại :thép, thép cứng, thép không gỉ, titan , nhôm, hợp kim,…Việc chất liệu được sử dụng làm ra sản phẩm sẽ dựa vào việc vị trí kết nối mà nó được sử dụng, những chất liệu phố biến nhất là làm bằng thép.

Trong các mối ghép của thiết bị không thể thiếu đai ốc và vòng đệm , chúng có mối liên kết chặt chẽ không thể tách rời.

Cấu tạo của bộ bu lông

Gồm 2 phần, đầu và phân bu lông. Đầu bu lông được thiết kế theo các hình dạng khác nhau như hình tròn, hình lục giác 6 cạnh, hình ô van , hình vuông,…

Tuy nhiên, hiện nay loại được phổ biến nhất là loại 6 cạnh được dập chìm bên trong và đầu mũ 6 canh ngoài do có tính ứng dụng cao, thẩm mỹ đẹp và sự tiện lợi trong quá trình sản xuất.

Thân của nó có độ dài vừa đủ để luồn qua các chi tiết cần được lắp ghép . Thân bộ bu lông được thiết kế thành 2 loại : Ren suốt và ren lửng

Bu lông ren suốt sẽ được tiện ren toàn bộ trên thân cây bu lông, từ đầu đến cuối bu lông. Bộ ren lửng chỉ được tiện một nửa thân , bắt đầu từ đầu mũ, độ dài ren được tiện theo yêu cầu thiết kế và yêu cầu của công trình lắp ghép. Cuối cùng là mặt cuối cùng của bộ bu lông có rất nhiều hình dạng, như mặt phẳng, chỏm cầu, mặt cole hoặc mặt trụ tròn.

Bộ Bu Lông là gì ? Cấu tạo , phân loại và các tiêu chuẩn Bu Lông

Xem thêm: Bu lông M24 là gì? Ứng dụng của Bu lông

Tiêu chuẩn bộ bu lông ở Việt Nam

Tiêu chuẩn Việt Nam về sản phẩm được sử dụng để sản xuất phải đủ 4 yêu cầu sau đây:

  • Thép C10,15,20 có độ bền không cao nhưng phải dễ hàn , rèn và dập sẽ được sử dụng để chế tạo các bộ bu lông nhỏ
  • Thép thấm than có lượng carbon thấp 0.1%-0.25% sẽ được sử dụng làm các chi tiết chịu được va đập tải trong, mài mòn
  • Than bám chặt là một loại thép có thể làm kín các mối nối mặt bích nên được sử dụng làm các chi tiết bịt nồi hơi, tua bin , những nơi thường xuyên phải chịu tác động của nhiệt độ cao
  • Thép không gỉ dùng để sử dụng chế tạo các bộ bu lông lục giác thường, bộ bu lông đầu tròn, móng,..

Bộ Bu Lông là gì ? Cấu tạo , phân loại và các tiêu chuẩn Bu Lông

Thông qua bài viết trên mong các bạn nắm rõ được thông tin bộ bu lông là gì ? cấu tạo và tiêu chuẩn của chúng. Bạn có nhu cầu mua các loại sản phẩm sắt , thép,… bạn hãy liên hệ với Toàn Phúc J.S.C , chúng tôi đảm bảo sẽ mang lại cho bạn những sản phẩm uy tín và chất lượng nhất.

[cms-block]

Bài viết Bộ Bu Lông là gì ? Cấu tạo, phân loại và các tiêu chuẩn Bu Lông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TOÀN PHÚC J.S.C.



source https://toanphucjsc.com/bo-bu-long-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Móc treo xà gồ trong xây dựng và những điều cần biết!

Tên gọi các loại ốc vít theo hình dạng và ứng dụng

Tìm hiểu cấu tạo và công dụng của máy biến áp