Phân loại bu lông dùng trong cơ khí

Phân loại bu lông dùng trong cơ khí như thế nào? Bu lông có ứng dụng thế nào trong đời sống hiện nay? Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Toàn Phúc JSC bạn nhé!

Bu lông là gì?

Trước khi phân loại bu lông ta cần tìm hiểu bu lông là gì? Bu lông là một sản phẩm cơ khí, có hình dạng thanh trụ tròn, tiện ren và được thiết kế để kết hợp sử dụng với đai ốc. Bu lông có thể tháo lắp hay điều chỉnh khi cần thiết.

Bu lông được sử dụng để lắp ráp, liên kết và ghép nối các chi tiết thành một khối hoặc khung giàn. Nguyên lý làm việc của bu lông là dựa vào sự ma sát giữa các vòng ren của bu lông và đai ốc. Chúng sẽ có tác dụng kẹp chặt các chi tiết lại với nhau.

Phân loại bu lông dùng trong cơ khí

Phân loại bu lông dùng phổ biến trong cơ khí

Bu lông lục giác

Bu lông lục giác hay còn gọi là bu lông 6 cạnh ngoài. Loại này có cấu tạo chỉ gồm 2 phần là phần đầu mũ và phần thân.

  • Phần đầu mũ có hình 6 cạnh ngoài, trên đầu được dập các thông số kỹ thuật như độ bền kéo, cấp bền, tên của nhà sản xuất,…
  • Phần thân có dạng thanh trụ được tiện ren lửng hoặc ren suốt. Các bước ren được tiện theo nhiều tiêu chuẩn và ở Việt Nam hiện nay phổ biến là ren mét.

Bu lông lục giác chìm

Đây là loại bu lông được sử dụng nhiều trong lắp ráp linh kiện, chế tạo khuôn mẫu, chế tạo máy. Phân loại bu lông này có tên gọi là vậy bởi vì phần đầu mũ được dập lục giác chìm bên trong nên lực xiết sẽ lớn hơn bu lông lục giác ngoài. Thông thường loại bu lông này có 3 dạng đầu mũ: đầu trụ, đầu bằng và đầu tròn.

Bu lông đầu tròn cổ vuông

Để phân biệt bu lông này với các loại khác thì đây là loại bu lông không vặn trực tiếp từ đầu mũ và lỗ của bu lông sẽ là lỗ gia công hình vuông, vừa với phần cổ vuông của bu lông.

Bu lông đầu tròn cổ vuông được ứng dụng trong nhiều ngành cơ điện cụ thể là trong các tủ bảng điện, giá kệ đa năng,…

Bu lông liền long đen

Sở dĩ có tên gọi như vậy vì bu lông loại này có phần đầu mũ tràn ra viền trong giống như một bu lông thường có lắp vòng đệm, dưới đầu mũ sẽ được lăn răng cưa để chống xoay, thay thế các loại vòng đệm. Bu lông liền long đen được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 6921 của Đức với hệ ren mét.

Bu lông tai hồng

Bu lông tai hồng còn được gọi với cái tên khác là bu lông cánh chuồn. Loại bu lông này có rất nhiều hình dạng và tiêu chuẩn khác nhau trên thế giới. Bu lông tai hồng được sử dụng trong trường hợp không cần lực xiết chặt quá lớn, sử dụng rất đơn giản mà không cần dụng cụ hỗ trợ nào.

Phân loại bu lông này được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 316 của Đức và được chế tạo từ thép không gỉ là chủ yếu.

Phân loại bu lông dùng trong cơ khí

Xem thêm: Bộ Bu Lông là gì ? Cấu tạo, phân loại và các tiêu chuẩn Bu Lông

Ứng dụng của bu lông trong cuộc sống 

Bên cạnh việc phân loại bu lông được dùng phổ biến trong cơ khí bài viết sẽ chỉ ra ứng dụng vô cùng quan trọng của bu lông trong cuộc sống hàng hàng của chúng ta.

Mối lắp ghép bằng bu lông có thể chịu tải trọng kéo, mài mòn, cắt, uốn,… có độ ổn định lâu dài và có khả năng tháo lắp cũng như hiệu chỉnh mối ghép dễ dàng, nhanh chóng, không cần công nghệ phức tạp. Do có nhiều công dụng nên bu lông có mặt ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống hiện nay như: cơ khí, lắp ráp, các công trình xây dựng dân dụng, nhà xưởng công nghiệp, công trình giao thông, cầu cống,…

Phân loại bu lông dùng trong cơ khí

Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc về phân loại bu lông và ứng dụng của bu lông trong đời sống. Nếu còn thắc mắc gì thêm hãy liên hệ với Toàn Phúc JSC để được tư vấn cụ thể hơn nữa nhé!

[cms-block]

Bài viết Phân loại bu lông dùng trong cơ khí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TOÀN PHÚC J.S.C.



source https://toanphucjsc.com/phan-loai-bu-long/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Móc treo xà gồ trong xây dựng và những điều cần biết!

Tên gọi các loại ốc vít theo hình dạng và ứng dụng

Tìm hiểu cấu tạo và công dụng của máy biến áp