Trọng lượng thép hình mạ kẽm – quy trình sản xuất thép hình

Trọng lượng thép hình mạ kẽm là một phần không thể thiếu trong barem thép hình bao gồm kích thước thép hình, bán kính, mô men quán tính, mô men kháng uốn… Thông số này có ý nghĩa quan trọng và cần thiết với các kỹ sư hay các nhà thầu xây dựng.

Trọng lượng thép hình mạ kẽm thể hiện ý nghĩa gì

Với các nhà thầu, các kỹ sư xây dựng thì bản vẽ kỹ thuật, công tác nghiệm thu hay việc bóc tách khối lượng thép là những vấn đề quan trọng. Chính vì thế mà thông số trọng lượng thép hình mạ kẽm cũng như một barem thép hình tiêu chuẩn là rất cần thiết và không thể thiếu. Nhằm hỗ trợ việc tính toán chính xác và nhanh chóng khối lượng thép hình cần sử dụng.

Trọng lượng thép hình mạ kẽm thể hiện ý nghĩa gì

Công thức tính trọng lượng thép hình mạ kẽm

Trọng lượng của thép hình là một trong những yếu tố cần thiết để hạch toán vật tư trong các dự án hay công trình cơ khí…

Để tính được trọng lượng thép hình, cần nắm được một vài thông số bao gồm: T (độ dày), W (chiều rộng), L (chiều dài), A (thông số cạnh), A1 (cạnh 1), A2 (cạnh 2), I.D (đường kính trong), O.D (đường kính ngoài). Các thông số được tính theo đơn vị mm.

Công thức tính trọng lượng thép tấm:

Trọng lượng (kg) = T*W*L*Tỷ trọng(g/cm3)

Công thức tính trọng lượng thép hình hộp:

Trọng lượng thép hộp vuông (kg) = [4*T*A – 4*T*T]*Tỷ trọng(g/cm3)*0.001*L(m)

Trọng lượng thép hộp chữ nhật (kg) = [2*T*{A1+A2} – 4*T*T]* Tỷ trọng(g/cm3)*0.001*L(m)

Công thức tính trọng lượng thép hình mạ kẽm

Quy trình sản xuất thép hình gồm những công đoạn nào

Có 4 công đoạn chính để hoàn thành sản phẩm théo hình hoàn chỉnh.

Xử lý quặng

Thép hình có nguyên liệu chính từ sắt, vì thế đầu tiên cần xử lý quặng sắt để thu được sắt. Các loại quặng được sử dụng phổ biến là quặng viên (Pellet), quặng thiêu kết, quặng sắt (Iron ore). Than cốc (coke) và đá vôi (lime stone) chính là 2 phụ gia được nung cùng quặng sắt để gia tăng độ bền cho sản phẩm.

Tạo thép nóng chảy

Sau khi quặng sắt được xử lý hoàn thiện ở bước đầu sẽ thu được hợp kim nóng chảy. Hợp kim này được tách và xử lý tạp chất trong lò cơ bản hoặc lò hồ quang điện. Đây chính là công đoạn quan trọng quyết định tính chất cơ lý của vật liệu.

Đúc tiếp liệu

Sau công đoạn tạo thép nóng chảy, kim loại được đưa đến khuôn đúc Steel Castings. Ở giai đoạn này sẽ được sử dụng các phôi phiến (Slab) để cán ra thép tấm cán nóng, thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội hay thép hình.

Ngoài phôi phiến, phôi Bloom cũng được dùng để thay thế, tùy vào mục đích sản xuất ra sản phẩm nào mà lựa chọn sử dụng phôi cho phù hợp. Phôi sau khi đúc sẽ tồn tại ở trạng thái làm nguội và nóng. Hai trạng thái sẽ có đặc tính khác nhau về độ bền và khả năng chống rỉ sét trước điều kiện môi trường.

Cán thép xây dựng

Sau tất cả các công đoạn trên, bước cuối cùng để tạo ra sản phẩm hoàn thiện chính là cán thép. Phôi sau khi tạo ra ở giai đoạn đúc tiếp liệu sẽ được đưa vào nhà máy thép để tiếp tục cán thành thép cuộn trơn, thép đúc hoặc thép tấm để sản xuất thành các dạng thép hình khác nhau.

Trọng lượng thép hình mạ kẽm

Xem thêm: Cách bảo quản thép hình mạ kẽm bền lâu với thời gian

Qua các chia sẻ trên, hi vọng đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin về trọng lượng thép hình mạ kẽm cũng như quy trình để tạo ra sản phẩm thép hình hoàn chỉnh. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sắm các sản phẩm thép hình mạ kẽm hoặc các vật tư phụ kiện phục vụ cho xây dựng, hãy liên hệ với Toàn Phúc JSC để được tư vấn cụ thể nhé.

[cms-block]

Bài viết Trọng lượng thép hình mạ kẽm – quy trình sản xuất thép hình đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TOÀN PHÚC J.S.C.



source https://toanphucjsc.com/trong-luong-thep-hinh-ma-kem/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Móc treo xà gồ trong xây dựng và những điều cần biết!

Tên gọi các loại ốc vít theo hình dạng và ứng dụng

Tìm hiểu cấu tạo và công dụng của máy biến áp